Thông tư 08/2021/TT-BTTTT - Danh mục thiết bị được miễn giấy phép tần số

Ngày 20/07/2022

Bộ Thông tin và Truyền Thông đã ban hành Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ký ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo. Thông tư này có nhiều điểm mới với tư tưởng cởi mở tạo điều kiện cho doanh nghiệp hơn so với phiên bản cũ là Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT.

Trước đây, tổ chức cá nhận chỉ được phép nhập khẩu các sản phẩm đã được cài đặt mặc định trước khi nhập khẩu đáp ứng điều kiện kỹ thuật và khai thác (theo Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT). Điều này đã gây ra tình trạng lúng túng cho doanh nghiệp khi nhập khẩu các sản phẩm phiên bản quốc tế có thông số kỹ thuật về khai thác và vận hành rộng hơn mức cho phép trong Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT (được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 18/2018/TT-BTTTT). Mặc dù nhiều doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh về mặt kỹ thuật và tự chịu trách nhiệm trong việc chỉ sử dụng các băng tần hoặc mức công suất phát sóng phù hợp quy định, các sản phẩm có dải tần số  hoạt động hoặc công suất phát rộng hơn mức quy định vẫn không thuộc diện "được phép nhập khẩu". Theo quan điểm mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT thì nội dung liên quan đến nhập khẩu đã được loại bỏ, các sản phẩm chỉ cần đáp ứng được điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo thì sẽ được phép sử dụng (và được chứng nhận hợp quy). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể nhập khẩu các sản phẩm có dải tần số  hoạt động hoặc công suất phát rộng hơn mức quy định, sau đó sử dụng biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh sản phẩm về phù hợp mức quy định trước khi mang đi thử nghiệm, chứng nhận hợp quy và sử dụng. Kèm theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng sản phẩm phải phù hợp với điều kiện kỹ thuật và khai thác đã được quy định trong Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT.

Tóm tắt các thay đổi đáng chú ý của Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT như sau:

1. Sản phẩm có thể được nhập khẩu trước, điều chỉnh tần số, công suất phát sóng cho phù hợp quy định rồi tiến hành chứng nhận, công bố hợp quy trước khi sử dụng.

2. Loại bỏ định nghĩa về "thiết bị truyền dữ liệu băng rộng" và Phụ lục 13 tương ứng. Thay vào đó, Bộ TT&TT bổ sung thêm "Radio Local Area Network - RLAN" vào nhóm "thiết bị mạng nội bộ không dây" 

3. Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung thêm nhóm sản phẩm "thiết bị vô tuyến điện trong mạng diện rộng công suất thấp - LPWAN" và Phụ lục tương ứng

4. Tách nhóm thiết bị vòng từ và sạc không dây, bổ sung thêm phụ lục riêng cho nhóm thiết bị sạc không dây.

5. Thiết bị trợ thính chuyển sang nhóm thiết bị vòng từ (cho ứng dụng trong y tế)

6. Các băng tần ISM 2400MHz ~ 2483.5MHz và 5725MHz ~ 5850MHz giờ đây có thể được sử dụng cho ứng dụng điều khiển từ xa

7. Bộ TT&TT bổ sung thêm một số băng tần cho các radar đo mực chất lỏng trong bồn chứa, giúp các doanh nghiệp dầu khí thuận tiện hơn trong việc mua sắm thiết bị.

8. Bộ TT&TT cũng bổ sung thêm băng tần 7238.4 ~ 9000MHz cho thiết bị vô tuyến băng siêu rộng (Ultra Wide Band - UWB) bên cạnh băng tần 4000 ~ 4800 MHz đã phân bổ trước đó.

Danh mục thiết bị được miễn giấy phép tần số . Ảnh minh họa

Một cách tổng quát thì Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT được xây dựng trên tư tưởng cởi mở. Tuy nhiên, một số sản phẩm phục vụ công tác tìm kiếm và cứu nạn liệt kê tại phục lục số 20 "không được sử dụng vào các mục đích khác mà pháp luật chưa cho phép". Điểm này có thể gây lúng túng trong việc thực hiện và có thể cải thiện tốt hơn bằng quan điểm "doanh nghiệp được sử dụng cho các mục đích mà pháp luật không cấm".

WiFi 6E (6GHz) vẫn được được bổ sung vào danh mục thiết bị được miễn giấy phép tần số và chưa được sử dụng ở Việt Nam.

Link tải toàn văn thông tư số 08/2021/TT-BTTTT từ website của Bộ TT&TT: download link

 

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2021/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC KÈM THEO

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam.

3. Thông tư này không áp dụng đối với thiết bị vô tuyến điện được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh của lực lượng vũ trang. Việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thiết bị vô tuyến điện này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn (Short Range Device) là thiết bị vô tuyến điện phát hoặc thu-phát tín hiệu, ít khả năng gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến điện khác khi đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, khai thác nhất định.

2. Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn dùng cho mục đích chung (Non-Specific Short Range Device) là các thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn thỏa mãn điều kiện kỹ thuật và khai thác theo quy định, không phân biệt ứng dụng hay mục đích sử dụng.

3. Điện thoại không dây (Cordless Phone) là thiết bị điện thoại đầu cuối được kết nối với mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự hai dây. Thiết bị này bao gồm khối trung tâm và khối di động được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến:

Khối trung tâm (còn gọi là trạm gốc hoặc máy mẹ): được đặt cố định và đấu nối với hai dây điện thoại cố định của mạng điện thoại công cộng (PSTN- Public Switched Telephone Network), sử dụng ăng-ten tích hợp. Ăng-ten tích hợp là ăng-ten được lắp đặt cố định bên trong hoặc bên ngoài thiết bị và là một phần của thiết bị.

Khối di động (còn gọi là máy con): máy cầm tay sử dụng ăng-ten tích hợp. Khối di động mang số thuê bao điện thoại của khối trung tâm.

4. Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS-Medical Implant Communications Systems) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MITS-Medical Implant Telemetry Systems)

Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (sau đây gọi là MICS) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (sau đây gọi là MITS) là hệ thống bao gồm thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người và thiết bị liên lạc vô tuyến bên ngoài dùng để trao đổi dữ liệu với thiết bị cấy ghép trong khoảng cách khoảng 02 m, sau đó dữ liệu được truyền tới trung tâm xử lý và đến bác sỹ thông qua mạng viễn thông.

Trong hệ thống MICS, thiết bị cấy ghép và thiết bị liên lạc vô tuyến có trao đổi dữ liệu hai chiều. Trong hệ thống MITS, chỉ có truyền dữ liệu một chiều từ thiết bị cấy ghép tới thiết bị liên lạc vô tuyến tại các thời điểm đã lập trình trước.

5. Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID-Radio Frequency Identification)

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện sử dụng sóng vô tuyến điện để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hoá, con người, động vật và các ứng dụng khác.

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện bao gồm thẻ vô tuyến điện và thiết bị đọc tần số vô tuyến điện được kết nối thông qua giao diện vô tuyến như sau:

- Thẻ vô tuyến điện (Radio Frequency tag) mang chíp điện tử, có hoặc không có nguồn điện, được gắn trên đối tượng cần nhận dạng. Chíp điện tử chứa thông tin về đối tượng đó.

- Thiết bị đọc tần số vô tuyến điện (Radio Frequency Reader) phát ra tần số nhất định để kích hoạt thẻ vô tuyến điện và thẻ vô tuyến điện sẽ phát ra thông tin của thẻ. Thông tin này được đầu đọc thu lại và chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

Thiết bị RFID được sử dụng trong các hoạt động phân phối, vận chuyển và bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giao thông hay các ứng dụng di động.

6. Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện (Radio Detection and Alarm Device)

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện bao gồm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến.

Một số loại thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện điển hình: thiết bị chống trộm, thiết bị phát hiện chuyển động, thiết bị dò tìm kim loại.

7. Thiết bị âm thanh không dây (Wireless Audio Device)

Thiết bị âm thanh không dây là thiết bị sử dụng sóng vô tuyến điện để truyền dẫn âm thanh ở cự ly ngắn. Một số loại thiết bị âm thanh không dây điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay, tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính.

Thiết bị âm thanh không dây cự ly ngắn quy định tại Thông tư này không bao gồm thiết bị truyền dẫn âm thanh không dây sử dụng băng tần 470-694 MHz có công suất phát trên 30 mW ERP phục vụ tác nghiệp trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

8. Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện (Remote Control Device)

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện bao gồm các thiết bị sử dụng sóng vô tuyến điện để điều khiển các mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng.

Một số loại thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện điển hình: điều khiển mô hình trên không như mô hình máy bay, điều khiển mô hình trên mặt đất, mặt nước như ô tô mô hình và tàu thủy mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng như điều khiển đóng mở cửa ô tô và ga-ra.

9. Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN: Wireless Local Area Network hoặc RLAN: Radio Local Area Network)

Thiết bị mạng nội bộ không dây được sử dụng để thiết lập mạng nội bộ vô tuyến hoặc để kết nối trực tiếp với nhau thay cho việc sử dụng dây cáp.

Một số loại thiết bị WLAN/RLAN điển hình: điểm truy nhập (access point), bộ định tuyến không dây (wifi router), bộ điều hợp mạng không dây (wifi card), thiết bị có tích hợp mô đun thu-phát vô tuyến điện theo tiêu chuẩn IEEE 802.11 và IEEE 802.15.4 (không bao gồm thiết bị vô tuyến điện dùng để kết nối giữa các mạng WLAN/RLAN – Wireless bridge); thiết bị WLAN/RLAN sử dụng công nghệ LTE (Long Term Evolution).

10. Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện (Telemetry Device)....

Các Bài Viết Khác

13-08-2023

Kiểm tra nhà nước về chất lượng và an toàn thực phẩm đối với rượu nhập khẩu hiện nay đang thực hiện theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

13-08-2023

Bộ KH&CN đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

22-04-2023

ISO 45001:2018 ra đời với sứ mệnh giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro không đáng có liên quan tới sức khỏe của công nhân viên. Đối với doanh nghiệp sản xuất, ISO 45001:2018 trở thành công cụ đắc lực để thúc đẩy nâng cao năng suất.

21-04-2023

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

06-12-2022

TCVN 9536:2021 áp dụng về Hiệu suất năng lượng Máy thu hình TiVi dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành và thay thế TCVN 9536 2012 kể từ năm 2025.

15-10-2022

Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông BẮT BUỘC phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo Thông tư số 2/2022/TT-BTTTT ngày 16 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

15-10-2022

Ngày 21/02/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông có công bố dự thảo Thông tư xx/2022/TT-BTTTT (thay thế cho Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT và Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT quy định "Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông" (danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy).

11-10-2022

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, thay thế cho quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD.

07-10-2022

Với một thế giới ngày càng hiện đại, việc chặt chẽ cũng như an toàn là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Giả sử: Bạn mua một chiếc Máy điều hòa thì vấn đề gì được bạn ưu tiên? Chính là an toàn và chất lượng. Còn nếu bạn là Doanh nghiệp thì bạn muốn điều gi? Câu trả lời chính là Khách hàng.

06-10-2022

Tính đến tháng 9 năm 2022, đã có hơn 346 nghìn lượt phương tiện kiểm định không đạt tiêu chuẩn ở lần kiểm định thứ nhất phải khắc phục sửa chữa.

06-10-2022

Chứng nhận BRC - British Retailer Consortium được phát triển nhằm giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và các thị trường quốc khó tính như Hoa Kỳ và EU.

06-10-2022

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác và chế biến, vận tải kho bãi, chế tạo sửa chữa… Đây là một trong số những ngành nghề có nhiều nguy hiểm gây mất an toàn cho người lao động. Khả năng phát sinh những tai nạn trực tiếp khá cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và xã hội.

01-04-2022

SWIN - Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục bắt buộc Chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn và Công bố hợp quy, hợp chuẩn phải tiến hành các thủ tục cần thiết để Chứng nhận sản phẩm phù hợp với Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN...

01-04-2022

Doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng đồ Điện, Điện tử,... cần gì? SWIN hiểu được những điều mà Doanh nghiệp bạn cần để tiến hành đưa hàng hóa cung cấp ra thị trường. Và SWIN tin rằng khi bạn đến với chúng tôi, bạn không hề thất vọng mà ngược lại Bạn muốn kết nối lâu dài hơn nữa... Bởi:

18-11-2021

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT công bố bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 11).

18-11-2021

Thời gian qua, thực hiện mục tiêu của Chính phủ về việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, các điều kiện cho hoạt động đo lường cũng từng bước được đơn giản hóa, cắt giảm.

21-09-2021

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

12-05-2021

Thương hiệu là khái niệm được nhắc đến rất nhiều và được rất nhiều chuyên gia đưa ra định nghĩa, nhưng có 2 định nghĩa khiến tôi nhớ nhất

12-05-2021

Chương trình hành động theo tiêu chuẩn ISO cho các nước đang phát triển tạo thành khuôn khổ tổng thể cho kỹ thuật và đào tạo để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên.

Zalo
090 4567 980
Zalo